Bức họa 53 tỷ đồng của Nguyễn Gia Trí: Chuyên gia nói lý do tranh đắt giá_vợ phil foden

作者:Thể thao 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【】 发布时间:2025-04-03 05:24:50 评论数:

Mới đây,ứchọatỷđồngcủaNguyễnGiaTríChuyêngianóilýdotranhđắtgiávợ phil foden chương trình Đi tìm vĩnh cửu: Bộ sưu tập của Philippe Damas do nhà đấu giá Christie's Hong Kong tổ chức đã diễn ra. Khoảng 50 bức tranh chủ đề châu Á, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á, đã được đấu giá.

Đi tìm vĩnh cửu: Bộ sưu tập của Philippe Damas là buổi đấu giá bộ sưu tập của Philippe Damas, một doanh nhân trong giới tài chính từng có nhiều năm công tác tại châu Á, sưu tập nhiều tác phẩm mỹ thuật nổi bật tại đây, trong đó có nhiều tên tuổi lớn của Việt Nam.

Bức họa 53 tỷ đồng của Nguyễn Gia Trí: Chuyên gia nói lý do tranh đắt giá - 1

Bức tranh "Ba người phụ nữ" của danh họa Nguyễn Gia Trí trên trang web của nhà đấu giá Christie's (Ảnh: Chụp màn hình).

Theo đó, bức Le Trois Femmes (Ba người phụ nữ) của danh họa Nguyễn Gia Trí được đấu giá thành công ở mức 2,07 triệu USD, vượt xa dự kiến và dẫn đầu buổi đấu giá.

Mức giá 2,07 triệu USD đã đưa bức Ba người phụ nữcủa danh họa Nguyễn Gia Trí vào hạng 4 trong số 10 bức tranh Việt đắt giá.

Bức tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí là tranh sơn dầu, được đánh giá có mức độ hoàn thiện cao, được bảo quản tốt và có nguồn gốc rõ ràng.

Tại sự kiện, bức tranh khác của danh họa Nguyễn Gia Trí, Thuyền ở Vịnh Hạ Long, cũng đạt mức giá 504.000 HKD (khoảng 1,6 tỷ đồng).

Cùng phiên đấu giá, loạt tác phẩm của danh họa Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Sáng, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tiến Chung được gõ búa từ hàng chục nghìn đến khoảng 4 triệu HKD (13 tỷ đồng).

Vậy, vì sao các bức tranh của Nguyễn Gia Trí và các danh họa khác lại có giá cao như vậy?

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam - cho biết, Nguyễn Gia Trí và những người cùng thời của ông là những họa sĩ thuộc thế hệ "vàng" của Trường Mỹ thuật Đông Dương, là những người đặt nền móng cho mỹ thuật đương đại Việt Nam.

Ông và một số họa sĩ cùng thời cũng là chứng nhân lịch sử cho sự phát triển nghệ thuật hiện đại nên tranh của họ có giá rất cao.

"Tranh của Nguyễn Gia Trí là những tác phẩm sơn mài độc đáo hơn so với tranh của các họa sĩ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Hơn nữa, những tác phẩm đó mang đậm hồn Việt, không sao chép phong cách hội họa của người Pháp mà tạo ra lối đi riêng đầy biểu cảm. 

Hình ảnh người đàn bà Việt trong tranh của Nguyễn Gia Trí rất đẹp, gắn liền với hình ảnh thân thuộc như áo dài, khăn quấn đầu, có đặc trưng riêng... nên nhiều nhà sưu tập muốn sở hữu bức tranh đó", ông Đoàn lý giải.

Họa sĩ Phạm Sinh - nguyên giảng viên khoa Điêu khắc, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội - thì cho rằng, không nhiều nhà sưu tập tranh ở Việt Nam và cả nước ngoài biết dòng tranh nào có giá trị nhất vì thế họ chọn các họa sĩ đã thành danh, tác phẩm có giá trị cao như "một con dấu" cho yên tâm. 

Theo ông Sinh, tranh của các danh họa đã được mua bán qua tay nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước vì được sáng tác đã lâu nên chuyện tăng giá là dễ hiểu.

Hơn nữa, các nhà sưu tập thường mua theo tên tuổi của các họa sĩ nổi tiếng ở Việt Nam như: Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Bùi Xuân Phái... vì có tính thanh khoản rất cao.

"Giá trị của tranh không được định lượng như vàng hay kim cương mà đó là sản phẩm có thể nâng lên, hạ xuống theo cảm xúc. Nếu bức tranh có một câu chuyện đặc biệt từ họa sĩ, hoàn cảnh sáng tác, lịch sử xuất hiện... hoặc do đời sống kinh tế của một quốc gia đẩy giá trị tác phẩm lên, tranh sẽ "vọt" lên một cái giá rất cao, thậm chí là có giá... trên trời mà ít người ngờ tới", họa sĩ Phạm Sinh thông tin.

Cùng ý kiến với họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Thạc sĩ Bùi Cẩm Vi - cháu nội danh họa Bùi Xuân Phái -  cho biết, tranh của các họa sĩ: Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Phan Chánh, Bùi Xuân Phái... có giá cao vì họ đại diện cho thế hệ tiên phong của trường phái hiện đại. 

Bức họa 53 tỷ đồng của Nguyễn Gia Trí: Chuyên gia nói lý do tranh đắt giá - 2

Bức tranh "Lễ hội đầu năm" của Nguyễn Gia Trí cũng từng được nhà sưu tập bán đấu giá (Ảnh: Chụp màn hình).

Theo đó, Nguyễn Phan Chánh với tranh lụa, Nguyễn Gia Trí với sơn mài... đưa nghệ thuật Việt Nam lên tầm thế giới với cách kết hợp cổ điển và phương Tây, mang nhiều giá trị lịch sử, thẩm mỹ.

"Tranh của các họa sĩ đã mất thường có giá cao vì nó độc bản. Các tác phẩm của họ đã được công nhận ở nhiều bảo tàng, phòng tranh quốc tế, như tranh Mỏ thancủa Bùi Xuân Phái ở Bảo tàng quốc gia Singapore, tranh của Mai Trung Thứ và Lê Phổ ở triển lãm thuộc địa Paris (năm 1931)... nên nhiều người muốn sở hữu tranh của các danh họa.

Hơn nữa, thị trường tranh thế giới có nhu cầu biết về tranh của Việt Nam nên các nhà sưu tập nắm bắt được xu hướng này. Họ đầu tư vào các bức tranh có nguồn gốc tác phẩm, do các danh họa sáng tạo nên...", chị Cẩm Vi chia sẻ.

Nguyễn Gia Trí (1908-1993) là một trong những danh họa nổi bật của lịch sử mỹ thuật Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.

Danh họa Nguyễn Gia Trí từng tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1936. Ông là một trong "tứ kiệt" của hội họa Việt Nam là "nhất Trí nhì Vân tam Lân tứ Cẩn", gồm: Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn.

Ông từng tổ chức những triển lãm đầu tiên vào năm 1939-1940.

Năm 1989, Nguyễn Gia Trí được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những họa sĩ đương đại có công trong việc xây dựng nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại.

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật vào năm 2012.