Trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn sẽ thống trị thị trường cho vay cá nhân trực tuyến_lịch thi đấu ngày mai

![]() |
Khoảng một năm trở lại đây,ítuệnhântạovàdữliệulớnsẽthốngtrịthịtrườngchovaycánhântrựctuyếlịch thi đấu ngày mai mô hình cho vay ngang hàng (Peer to Peer – P2P Lending, một dạng kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực cho vay) bắt đầu phổ biến ở Việt Nam với sự ra đời của hàng loạt công ty cho vay trực tuyến.
Cho vay P2P đang phát triển mạnh mẽ
Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), tại Việt Nam, cứ trong 3 người thì chỉ có ít hơn 1 người tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng và có xấp xỉ 53 triệu người lao động gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay tiêu dùng cá nhân hoặc phục vụ vốn kinh doanh nhỏ. Đây cũng chính là cơ hội của cho vay tiêu dùng thông qua hình thức trực tuyến của P2P Lending.
Trên thế giới, các mô hình cho vay ngang hàng đang phát triển bùng nổ. Mô hình này lần đầu tiên xuất hiện ở Anh (Zopa, Funding Circle), sau đó thành công tại thị trường Mỹ (Lending Club, Prosper, SoFi, OnDeck, Avant) và đạt đỉnh tại Trung Quốc (Lufax, JimuBox, Dianrong, PPdai, Renrendai).
Theo thống kê năm 2015 của Prime Meridian Capital Management và China News, thị trường cho vay ngang hàng tại Mỹ đạt khoảng 18 tỷ USD, tại Trung Quốc là 150 tỷ USD về quy mô giao dịch. Một báo cáo của PricewaterhouseCoopers dự báo quy mô giao dịch tại thị trường Mỹ có thể tăng lên đến 150 tỷ USD vào năm 2025.
Nền tảng cho vay ngang hàng giúp người có nhu cầu vay tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung gian. Đây là phương thức hoàn toàn khác biệt với mô hình vay truyền thống bằng việc tăng khả năng kết nối thành công người có vốn và người cần vốn thông qua nền tảng trực tuyến mới cùng với hệ thống công nghệ tài chính tiên tiến.
Các khoản vay ở đây thường là nhỏ (từ 5 triệu đến 300 triệu đồng) từ nhiều người cho vay khác nhau, với thời hạn trung bình từ 1 tháng đến 2 năm. Các chuyên gia kinh tế nhận định mô hình cho vay ngang hàng có nhiều lợi ích vượt trội so với các phương thức truyền thống như thời gian xét duyệt cho vay nhanh, giao dịch trực tuyến thuận tiện, lãi suất cho vay cạnh tranh…
“Với nhiều ưu thế phù hợp, mô hình P2P Lending chắc chắn sẽ thay đổi thói quen tài chính của người Việt và bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian tới. Hiện nay trong nước đã có một số đơn vị triển khai dịch vụ này ở những bước ban đầu, nhưng quy mô thị trường rất lớn và cơ hội đang chào đón các đơn vị mới tham gia. Công ty nào có thể đột phá tiên phong về công nghệ, nghiên cứu hành vi đặc thù của khách hàng, công nghệ tự động thẩm định tín dụng (credit scoring, social scores) nhờ các thuật toán phân tích dữ liệu lớn (big data, matching algorithms), AI (trí tuệ nhân tạo) với các thông tin khách hàng có nhu cầu vay và cho vay sẽ có cơ hội vươn lên dẫn đầu thị trường”, ông Trần Việt Vĩnh, nguyên Giám đốc ví điện tử Ngân Lượng, đồng sáng lập Công ty thẻ khám bệnh & thanh toán thông minh OneLink, hiện là CEO một công ty Fintech khẳng định.
Ông Trần Việt Vĩnh nhận định AI, Big data sẽ thống trị thị trường cho vay cá nhân trực tuyến
相关文章
Pro hay không Pro, phiên bản Realme 5 nào sẽ dành cho bạn?
Vậy với mức giá chênh nhau 2 triệu đồng thì bộ đôi này có những điểm giống nhau và khác nhau như thế2025-04-03ANZ và IBM hợp tác xây dựng giải pháp blockchain cho lĩnh vực bảo hiểm
Hợp tác với công ty khổng lồ IBM và công ty dịch vụ tài chính Suncorp New Zealand, ANZ đang xây dựng2025-04-037 báo cáo lợi nhuận khổng lồ của Apple, bao gồm doanh số 52,2 triệu iPhone được bán ra
Thứ 3 vừa qua Apple báo cáo lợi nhuận quý IIcủa mình với doanh thu 61 tỷ USD, một phần là nhờ vào do2025-04-03Nhân viên cũ của Apple tạo ra ứng dụng tối ưu hóa máy ảnh iPhone
Cho rằng máy ảnh của iPhone chưa được sử dụng một cách tối ưu, Benjamin Sandofsky, một nhân viên thi2025-04-03Elon Musk bị đe dọa tước quyền lợi
Bang New York đang xem xét một dự luật do Thượng nghị sĩ Pat Fahy, thành viên Đảng Dân chủ tại thành2025-04-03Nếu đại dịch Zombie là có thật, đâu là nơi an toàn nhất để bạn có thể sinh tồn?
Mới đây, một nhóm sinh viên của đại học Cornell, Mỹ đã thực hiện một dự án nghiên cứu liên quan đến2025-04-03
最新评论