您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Trẻ chậm tiêm ngừa tăng nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm_soi keo koln 正文
时间:2025-04-16 12:32:22 来源:网络整理编辑:Cúp C1
Tin thể thao 24H Trẻ chậm tiêm ngừa tăng nguy cơ nhiễm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm_soi keo koln
Các bệnh truyền nhiễm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc trong những tháng đầu đời gồm Viêm gan B,ẻchậmtiêmngừatăngnguycơnhiễmbệnhtruyềnnhiễmnguyhiểsoi keo koln Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt và bệnh do vi khuẩn Hib.
Trong đó, bệnh Bạch hầu lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, gây nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm cơ tim, liệt dây thần kinh… Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, bệnh có thể gây tử vong ở khoảng 30% các trường hợp chưa tiêm vắc xin hoặc không được điều trị đúng cách. Tỷ lệ tăng cao hơn ở trẻ nhỏ.
Tại Việt Nam, mầm bệnh Bạch hầu đang lưu hành trong cộng đồng, tính từ đầu năm đến ngày 14/8, cả nước đã ghi nhận 9 ca mắc Bạch hầu, trong đó có 1 ca tử vong. Hầu hết các trường hợp mắc đều có lịch sử tiêm chủng không rõ ràng.
Với Ho gà, tính đến đầu tháng 8/2024, miền Bắc ghi nhận 570 trường hợp mắc, nghi mắc bệnh, tăng gấp hơn 16 lần so với cùng kỳ năm 2023. Trong số gần 400 trẻ khám và điều trị Ho gà tại Bệnh viện Nhi Trung ương, phần lớn là trẻ em dưới 1 tuổi chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh.
Theo các thống kê, trẻ càng nhỏ mắc Ho gà có biến chứng càng nặng và tỷ lệ tử vong càng cao. 90% ca mắc và tử vong xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi.
Tỷ lệ tử vong do Uốn ván từ 10 - 90%, cao nhất là ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân là mầm bệnh xâm nhập vết cắt dây rốn hay trẻ không được vệ sinh rốn sạch sẽ sau sinh. Ví dụ như trường hợp một bệnh nhi ở Đắk Lắk bị mắc Uốn ván nặng dẫn đến bị suy hô hấp nặng khi vừa sinh được 5 ngày vào tháng 5/2024.
Bại liệt xảy ra cao nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Khi đi vào cơ thể, virus dễ xâm nhập vào hệ thần kinh, gây ra liệt hoàn toàn chỉ trong vài giờ.
Theo WHO, cứ 200 ca mắc sẽ có một ca bị tình trạng tê liệt không hồi phục. Trong số những người bị liệt, 5 - 10% tử vong do liệt cơ hô hấp tức cơ hoành.
Bệnh do vi khuẩn Hib (Haemophilus influenzae type b) lây theo đường hô hấp trực tiếp từ người sang người, gây ra nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm màng não, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết, viêm nắp thanh quản…
Trước khi có vắc xin, ước tính năm 2000 có khoảng 2,1 triệu ca nhiễm trùng nặng và 299.000 ca tử vong ở trẻ em do Hib. Nhờ vắc xin được đưa vào sử dụng, số ca tử vong do nhiễm vi khuẩn Hib còn khoảng 29.500 trẻ vào năm 2015, giảm tới 90% so với năm 2000, theo nghiên cứu từ Viện Đại học Johns Hopkins.
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ lưu hành virus Viêm gan B cao, chiếm từ 10 - 20%. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ cao lây bệnh từ mẹ khi mẹ mang thai, chuyển dạ. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ mẹ lây Viêm gan B cho con tại nước ta từ 5 - 10% mỗi năm. Trong đó, có tới 90% trẻ chuyển sang Viêm gan B mạn tính khi mắc bệnh.
Theo BS. Lê Thị Trúc Phương - chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, hiện nay thời tiết cả nước diễn biến thất thường, trở lạnh dễ khiến các vi khuẩn, virus sinh sôi. Trong khi đó, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cấu trúc hệ hô hấp, tiêu hóa cũng như các cơ quan đều yếu ớt, kháng thể bảo vệ truyền qua nhau thai và sữa mẹ cho trẻ sẽ giảm dần theo thời gian. Hơn nữa, trẻ thường có thói quen mút tay, cho vào miệng bất kỳ đồ vật gì cầm được nên dễ bị các mầm bệnh xâm nhập hơn.
“Để bảo vệ con khỏi các bệnh truyền nhiễm kể trên, ba mẹ cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, khử khuẩn đồ chơi của trẻ, cho trẻ bú mẹ và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt, việc chủng ngừa cho trẻ đúng lịch, đủ mũi tiêm sẽ giúp con củng cố hệ miễn ngay từ những tháng đầu đời”, BS. Phương lưu ý.
Cũng theo BS. Phương, WHO và Bộ Y tế nước ta khuyến cáo, mỗi loại vắc xin khi được đưa vào sử dụng đều trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng về độ an toàn, hiệu quả, liều dùng, cách tiêm và lịch tiêm. Khi lịch tiêm bị chậm trễ, trẻ chưa có đủ kháng thể bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cũng như trở nặng, nhất là với những trẻ sinh non, thiếu tháng. Chưa kể, trẻ mắc bệnh cũng khiến các phụ huynh lo lắng, mệt mỏi và tốn kém chi phí điều trị bệnh.
Hiện Việt Nam đã có vắc xin phòng 6 bệnh Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm gan B, Bại liệt, các bệnh do Hib trong cùng một mũi tiêm. Vắc xin có lịch tiêm gồm 3 mũi vào lúc 2, 3, 4 tháng, có thể tiêm sớm vào lúc 6 tuần tuổi. Sau đó, trẻ cần tiêm nhắc lại mũi thứ 4 khi được 16 - 18 tháng và cần hoàn tất 4 mũi tiêm trước 2 tuổi. Để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu, ba mẹ nên sử dụng cùng một loại vắc xin trong loạt các mũi tiêm cơ bản cho trẻ và nên tiêm đúng lịch.
Minh Hằng
Cô gái Đắk Lắk là ca Covid2025-04-16 20:49
MC VTV lấy được vợ 'nhờ bát cháo sườn' và đám cưới 100 khách mời2025-04-16 20:24
Tuyển Việt Nam: Sẽ thắng Thái Lan, nếu ông Kim Sang Sik tất tay2025-04-16 19:59
Cặp đôi du lịch qua 13 nước bằng cách đi nhờ xe2025-04-16 19:17
Kết quả Juventus vs Lazio: Morata thay Ronaldo sắm vai người hùng2025-04-16 19:07
TP.HCM xếp hạng 3 top thành phố đáng sống cho người nước ngoài2025-04-16 18:56
Người đẹp ngang nhiên lái xe sang vào Tử Cấm Thành gây phẫn nộ2025-04-16 18:36
Phát hiện hàng nghìn hố bí ẩn dưới đáy biển2025-04-16 18:17
Có thể ủng hộ Quỹ vắc xin phòng Covid2025-04-16 18:10
Tài xế taxi đi 200 km trả lại ví hàng hiệu khách bỏ quên2025-04-16 18:09
Kèo vàng bóng đá Barcelona vs Dortmund, 02h00 ngày 10/4: Điểm tựa… Hansi Flick2025-04-16 20:32
Người đẹp Việt thướt tha trong tà áo dài in hình danh lam thắng cảnh2025-04-16 20:21
Loạt ảnh cưới đẹp như mơ của vợ chồng Phan Văn Đức2025-04-16 20:08
Tâm sự của cô gái xấu hổ vì ứng xử của mẹ đẻ với thông gia2025-04-16 20:05
Lịch thi đấu vòng 1/16 Europa League2025-04-16 19:33
Cô bé 14 tuổi nhập viện vì nuốt phải kim trong táo mua siêu thị2025-04-16 18:52
Bông Bạch Tuyết và câu chuyện khẩu trang y tế trong đại dịch Corona2025-04-16 18:49
Những lưu ý khi ở nhà chung cư để giữ an toàn cho trẻ2025-04-16 18:31
Có một ‘Singapore thu nhỏ’ giữa lòng Hà Nội2025-04-16 18:19
Chồng ngoại tình đưa bồ vào khách sạn, vợ hành xử cao tay2025-04-16 18:14