Chồng đi công tác Bình Định,ócmếuvớibộsưutậpkhủngcủachồtỷ lệ kèo bóng đá hôm nay vợ dặn coi có đặc sản gì ngon thì mua về ănTết. Lúc chồng về tay xách nách mang đủ thứ. Vợ mừng húm, phụ chồng vácvào nhà. Mở ba lô, vợ phát hoảng vì toàn là… rượu Bàu Đá.
Những ngày giáp Tết, vợ tất bật tổng vệ sinh, trang hoàng nhà cửa chuẩn bị đón xuân. Dọn xong nhà cửa, vợ bắt đầu ra siêu thị “dọn” tiếp, nào là gạo muối, bánh mứt, nước mắm, dầu ăn… Nhờ chồng đi theo phụ một tay, nhưng suốt cả buổi chồng cứ đứng bần thần chỗ quầy bia rượu, chọn tới chọn lui để bổ sung cho “bộ sưu tập” bia rượu đầy đủ, chuẩn bị “vũ khí” sẵn sàng chinh chiến với đám chiến hữu suốt mấy ngày Tết.
Mấy hôm nay, ngày nào đi làm về chồng cũng chở một thùng bia. Chồng bảo mấy ngày Tết, khách tới nhà đòi thứ nào chủ nhà có thứ đó mới vui, mới gọi là tiếp khách chu đáo. Hết mua bia, chồng mua tới rượu, từ hàng ngoại chính hãng cho tới hàng nội. Mấy thứ rượu nếp than, rượu cần, rượu chuối hột… không tem không nhãn mác, nhưng theo lời chồng, đó là “rượu xanh”, đảm bảo chất lượng.
Có bữa, vừa đi làm về đã nghe chồng hớn hở gọi toáng lên từ ngoài ngõ. Vợ luýnh quýnh chạy ra, tưởng đâu chồng mừng vì mới… được thưởng Tết, ai dè thấy chồng khệ nệ vác nguyên thùng rượu Gò Đen. Chồng hí hửng khoe: “Thằng bạn mới ở Long An lên biếu, nhà nó tự nấu, nguyên chất 100%. Thứ này mà uống với khô cá đồng miền Tây là ngon chết được. Em nhớ mua cho anh khô cá lóc, cá chạch, rồi còn tôm khô, lạp xưởng, dưa kiệu, kim chi… Rượu nào mồi đó mới đúng điệu”. Nghe chồng thao thao mà vợ muốn xỉu.
![]() |
Ảnh: Sơn Phạm (từ FB) |
Chồng đi công tác Bình Định, vợ dặn coi có đặc sản gì ngon thì mua về ăn Tết. Lúc chồng về tay xách nách mang đủ thứ. Vợ mừng húm, phụ chồng vác vào nhà. Mở ba lô, vợ phát hoảng vì toàn là… rượu Bàu Đá. Chồng đắc ý khoe: “Trúng tủ rồi em ơi, rượu này là đặc sản số một của Bình Định đó nghe, ngon tới giọt cuối cùng”. Ngắm nghía tủ rượu, chồng xoa tay tỏ vẻ hài lòng. Nhìn vẻ mặt hí hửng của chồng, vợ tức muốn… la làng.
Vợ tỉ tê than với chồng là dạo này vật giá leo thang, Tết đến trăm thứ phải mua, chồng bớt tiêu xài cho vợ nhờ. Chồng sốt sắng bảo: “Phải tiết kiệm chớ sao, em coi mua mấy thứ bánh mứt ít thôi, đồ quỷ đó ai mà ăn. Quà biếu cũng vậy, mua thứ xịn vài món thôi, đừng mua cả đống, vừa tốn kém lại chẳng giá trị”. Vợ hết biết nói sao với chồng.
Tốn tiền là chuyện nhỏ, hao tổn sức khỏe mới là chuyện lớn. Năm nào Tết xong chồng cũng nằm thẳng cẳng vì chết chìm trong rượu, bia. Chồng bảo uống ít lắm, nhưng nhà này vài ly, nhà kia vài ly, ra tới cửa là hết biết đường về. Tiếp khách cũng vậy, đưa nhóm bạn này ra, rước nhóm kia vô, chồng không xỉn mới lạ. Vợ bảo hay là để vợ đi chúc Tết thay, chồng giãy nảy, “mỗi năm chỉ có vài ngày Tết, đẩy vợ ra chịu “đòn” còn gì mặt mũi đàn ông”. Vợ lại bày kế khác, “hay là nói dối mình mắc bệnh, không uống được, anh em chắc cũng thông cảm”. Chồng trợn tròn mắt bảo vợ… khùng, tự dưng đầu năm đầu tháng “trù” cho mình bệnh hoạn, xui xẻo cả năm. Vợ ráng vớt cú chót, hăm he chồng dạo này nhiều người chết vì ngộ độc rượu, chồng liệu hồn. Chồng cười hề hề, tỉnh rụi: “Yên tâm đi, rượu anh mang về toàn hàng xịn, làm gì có chuyện ngộ độc. Vả lại, sống chết có số, trời kêu ai nấy dạ”. Vợ... bó tay rồi!
(Theo PNO)Coca Cola và Pepsi Cola là một ví dụ kinh điển về cạnh tranh. Cũng như vậy, các hãng hàng không American Airlines và Delta Airlines cũng là những đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đã có Coca Cola (Coke) thì bạn sẽ đánh giá Pepsi thấp hơn rất nhiều khi bạn cần giải quyết cơn khát; Coke không làm tăng thêm sức sống cho Pepsi. Giống như vậy, nếu bạn đã có vé máy bay của hãng Delta thì hãng American sẽ không còn nhiều ý nghĩa với bạn nữa.
Cách tiếp cận truyền thống xác định đối thủ cạnh tranh chính là các công ty khác trong ngành của bạn, những công ty làm ra các sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn về cả phương diện sản xuất lẫn kỹ thuật. Khi người ta càng ngày càng nghĩ nhiều hơn theo hướng tìm cách giải quyết các vấn đề của khách hàng, triển vọng của ngành cũng sẽ ngày càng trở nên ít liên quan hơn ở đây.
Khách hàng chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng, chứ không quan tâm đến việc công ty cung cấp cho họ các sản phẩm mà họ muốn là thuộc ngành này hay ngành khác.
Một cách đúng đắn để xác định đối thủ cạnh tranh là một lần nữa, hãy đặt mình vào địa vị khách hàng để tìm hiểu. Định nghĩa của chúng tôi có thể dẫn việc đặt câu hỏi: Khách hàng có thể mua những gì mà sẽ làm giảm giá trị sản phẩm của tôi đối với họ?
Khách hàng còn có những cách nào khác để thỏa mãn các nhu cầu của mình? Các câu hỏi đó sẽ dẫn đến một danh sách đối thủ cạnh tranh rất dài và đa dạng. Chẳng hạn, Intel và American Airlines suy cho cùng cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau khi dịch vụ hội đàm qua video được phát triển mạnh và dần thay thế cho các chuyến bay công tác.
Khi Microsoft và Citibank đều cố gắng giải quyết vấn đề về các giao dịch trong tương lai là tiền điện tử, thẻ thông minh, chuyển khoản trực tuyến hay một thử gì khác tương tự, họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ xảy ra ngay cả khi họ đến từ các ngành khác nhau theo cách xác định truyền thống là ngành phần mềm và ngân hàng.
Các công ty điện thoại và truyền hình cáp cùng làm việc để giải quyết một vấn đề là khách hàng sẽ liên lạc với nhau và tiếp cận các thông tin như thế nào trong tương lai. Một lần nữa, các ngành là khác nhau, viễn thông và truyền hình cáp, nhưng thị trường thì ngày càng có xu hướng trở thành một thị trường chung.
Ngày nay, các ngân hàng ở châu Âu cũng bán các dịch vụ bảo hiểm, còn các công ty bảo hiểm ở châu Âu thì bán xe hơi được khấu trừ thuế. Đó không còn là ngành ngân hàng hay bảo hiểm riêng lẻ nữa, nó đã trở thành một thị trường chung cho các dịch vụ tài chính.
Cho đến nay chúng ta mới chỉ đặt mình vào vị trí của khách hàng để xác định xem ai là người bổ trợ và ai cạnh tranh với bạn trong việc thu hút khách hàng. Nhưng đó mới chỉ là một nửa của cuộc chơi.